.:*ClassPro*:.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.:*ClassPro*:.

+...:Welcome*To*Forum*ClassPro:...+
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
H2
Minh chủ võ lâm
Minh chủ võ lâm
H2


Nam Tổng số bài gửi : 769
Age : 30
Nơi ở : Trại tạm giam
Nghề nghiệp : Sát thủ bắt chuột
Chức vụ : Thiên hạ đệ nhất bắt chuột
Registration date : 12/06/2007

Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Empty
Bài gửiTiêu đề: Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp   Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Icon_minitimeFri Aug 10, 2007 6:53 pm

Bò xám (Bos sauveli) là động vật hoang dã thuộc họ Bovidae cư ngụ chủ yếu trong các vùng rừng núi thuộc miền bắc Cam pu chia, nam Lào, đông Thái Lan và tây Việt Nam. Chúng được phát hiện năm 1937.

Đặc điểm
Bò xám đực có thể dài tới 2 m và nặng từ 680 tới 900 kg (1.500 - 2.000 lb). Chúng có thân dài nhưng dẹt, chân dài và có bướu trên lưng. Bò xám có lông màu xám, nâu đen hay đen. Cặp sừng của bò xám cái có hình dạng như chiếc đàn lia, cong về phía trên giống như sừng linh dương. Cặp sừng của con đực vòng hình cung rộng hơn và cong về phía trên cũng như về phía trước. Cả hai giới đều có lỗ mũi hình chữ V và đuôi dài. Bò xám có hai ngón chân móng guốc ở phần trung tâm của phần móng guốc. Ngón chân trỏ và ngón út là móng guốc nhỏ hơn, gần với xương mắt cá chân. Bò xám đực có yếm dài tới 40 cm (16 inch). Trong điều kiện tự nhiên chúng có thể sống tới 20 năm

Khu vực sinh sống
Bò xám sinh sống trên những sườn đồi thấp và ăn cỏ. Chúng là loài động vật ăn cả ngày lẫn đêm, ban đêm chúng ăn cỏ trong những khu vực rộng rãi ngoài trời và ban ngày chúng ăn cỏ dưới những cánh rừng. Chúng sống thành bầy đàn tới 20 con, chủ yếu là bò cái trưởng thành và bê con nhưng trong mùa khô thì có cả bò đực.

Quần thể hiện tại
Hiện nay, theo một số nguồn thì không còn quá 250 con bò xám trên toàn thế giới, chủ yếu ở Cam pu chia, ở Thái Lan, Lào, Việt Nam có lẽ đã tuyệt chủng. Sự suy giảm số lượng của chúng có lẽ chủ yếu là do việc săn bắn không thể kiểm soát được của những người dân địa phương cũng như những người lính trong chiến tranh Đông Dương cũng như do bệnh tật do gia súc truyền sang hay sự mất dần khu vực sinh sống bởi sự đốt rừng làm nương rẫy của con người.
Về Đầu Trang Go down
https://classtt.forumvi.com
H2
Minh chủ võ lâm
Minh chủ võ lâm
H2


Nam Tổng số bài gửi : 769
Age : 30
Nơi ở : Trại tạm giam
Nghề nghiệp : Sát thủ bắt chuột
Chức vụ : Thiên hạ đệ nhất bắt chuột
Registration date : 12/06/2007

Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp   Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Icon_minitimeFri Aug 10, 2007 6:54 pm

Ốc hổ phách Kanab (danh pháp khoa học: Oxyloma haydeni kanabensis) là một phân loài ốc sên Cực kỳ nguy cấp chỉ sống trong đầm lầy và con suối.[2] Hiện chỉ biết đến hai môi trường sống tự nhiên của phân loài này là Ba Hồ (Three Lakes, một đồng cỏ gần Kanab, Utah, Hoa Kỳ) và con suối Vaseys Paradise gần sông Colorado trong Vườn Quốc gia Grand Canyon. Ngoài hai quần thể tự nhiên này, ốc hổ phách Kanab cũng được đưa vào ba suối mới – cả ba ở trên mực nước cao nhất trong lịch sử – dọc theo sông Colorado. Họ ốc đất này lấy tên thường gọi "ốc hổ phách" theo vỏ màu cam riêng biệt của nó.

Loại ốc này được sưu tập lần đầu tiên năm 1909 bởi James Ferriss. Ông xếp nó vào chi Succinea. Tên ba phần và địa vị phân loài bắt nguồn từ việc làm của Henry Augustus Pilsbry vào năm 1948, nhưng sự phân loại này chỉ dựa trên những nét tương tự của vỏ, và có nhà khoa học cho rằng ốc hổ phách Kanab nên được tái phân loại thành loài riêng.[3]

Ốc hổ phách Kanab có đề nghị vào danh sách khẩn cấp năm 1991, và Cục cá và động vật hoang dã Hoa Kỳ (USFWS) đã liệt kê nó là một phân loài nguy cấp từ năm 1992. Nó bị phân loại Cực kỳ nguy cấp trên Sách đỏ IUCN. Tại Utah, môi trường sống của nó đang bị đe dọa do một địa chủ đang mở mang,[4] trong khi quần thể tại Grand Canyon đang bị đe dọa vì nước chảy từ Đập Glen Canyon (Glen Canyon Dam) có thể quét những con ốc và hệ sinh thái của nó xuôi dòng. Những kẻ thù tự nhiên của nó là các loài chim sẻ và chuột hươu (chi Peromyscus).[5][6]

Ốc hổ phách Kanab thường sống trên thực vật, nhất là mị thảo đỏ (chi Mimulus) và cải xoong,[7] nhưng cũng có trên cói túi và bấc. Nó ăn mô thực vật, nấm, tảo, và vi khuẩn, dùng dải răng kitin để cạo lên đồ ăn.[8]

Quần thể và hệ sinh thái
Hiện nay chỉ biết đến hai quần thể ốc này đang sống[9]: Ba Hồ (3L) gần Kanab, Utah, và Vaseys Paradise trong Vườn Quốc gia Grand Canyon.[10] Quần thể thứ hai không được khám phá ra đến năm 1991, khi các nhà khoa học nghiên cứu về các động vật thân mềm ở vùng này.[11] Trước đây có quần thể thứ ba tại Kanab, nhưng nó có lẽ bị chết khi hệ sinh thái bị phá.[12]

Năm 1996, 16% hệ sinh thái của ốc hổ phách tại Vaseys Paradise bị lụt mất, và một lụt thảm khốc hơn vào năm 1994 chắc đã đe dọa hệ sinh thái của loài này.[10] Có lẽ vùng thích hợp tại 3L có bề dài 1,3 kilômét và bề ngang 90 mét, và tính đa dạng hình như tỏ ra là vùng này vững hơn Vaseys Paradise. Tuy nhiên, sự tái phân phối của ốc này vẫn tùy có cây chủ và đá rìa.[11]


Được sửa bởi ngày Fri Aug 10, 2007 6:56 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://classtt.forumvi.com
H2
Minh chủ võ lâm
Minh chủ võ lâm
H2


Nam Tổng số bài gửi : 769
Age : 30
Nơi ở : Trại tạm giam
Nghề nghiệp : Sát thủ bắt chuột
Chức vụ : Thiên hạ đệ nhất bắt chuột
Registration date : 12/06/2007

Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp   Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Icon_minitimeFri Aug 10, 2007 6:55 pm

Tê giác đen (Diceros bicornis) là động vật có vú thuộc bộ guốc lẻ (Perissodactyla) sinh sống tại các khu vực miền đông châu Phi bao gồm Kenya, Tanzania, Cameroon, Cộng hòa Nam Phi, Namibia và Zimbabwe. Tê giác đen là loài nằm trong danh sách các động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp do sự săn bắn trộm thái quá để lấy sừng của chúng, được sử dụng chủ yếu để làm cán dao găm (như là một biểu tượng cho sự giàu có ở nhiều quốc gia). Ngược lại với ý kiến phổ biển cho rằng người ta dùng nó nhiều để làm thuốc kích thích tình dục, trên thực tế chỉ có một lượng nhỏ sừng tê giác đen được sử dụng như vậy

Đặc trưng
Tê giác đen trưởng thành cao khoảng 1,5 mét (5 ft) tính từ vai và dài khoảng 3-3,65 mét (10-12 ft). Tê giác trưởng thành cân nặng khoảng 450 đến 1360 kg (1.000-3.000 lb), với con cá nhỏ và nhẹ hơn. Hai sừng trêu đầu là keratin với sừng phía trước lớn hơn và cao tới 71 cm (28 inch). Thỉnh thoảng còn có cá thể có sừng thứ ba nhỏ hơn. Màu da của chúng phụ thuộc nhiều vào các điều kiện đất đai khu vực sinh sống và thói quen đầm mình dưới nước của chúng hơn bất kỳ các điều khác, vì thế nhiều tê giác đen trên thực tế không có màu da đen.

Tê giác đen nhỏ hơn tê giác trắng và có môi trên nhọn có thể cầm nắm được, được chúng dùng để ăn lá và cành non. Tê giác trắng có các môi vuông để ăn cỏ. Cũng có thể phân biệt tê giác đen với tê giác trắng theo kích thước hộp sọ. Hộp sọ, tai của tê giác đen nhỏ hơn và phần trán của chúng là rõ nét hơn. Tê giác đen cũng không có bướu trên vai dễ phân biệt như tê giác trắng.

Các cá thể trưởng thành thường sống riêng lẻ trong tự nhiên nhưng sẽ cặp đôi trong mùa giao phối, với con cái đi cùng với con của nó trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Đôi khi, các con mẹ và các con (con cái) của chúng có thể tạo ra các nhóm nhỏ

Phân loài
Có bốn phân loài tê giác đen:

Miền nam-trung tâm: (Diceros bicornis minor) là phân loài đông nhất về số lượng, chúng đã từng phân bổ rộng khắp từ miền trung Tanzania về phía nam tới Zambia, Zimbabwe và Mozambique tới phía bắc và phía đông của Nam Phi.
Miền tây nam: (Diceros bicornis bicornis) là phân loài thích hợp nhất với các điều kiện khô cằn và bán khô cằn ở xavan của Namibia, miền nam Angola, miền tây Botswana và miền tây Nam Phi.
Đông Phi: (Diceros bicornis michaeli) phân loài này có lịch sử phân bổ từ miền nam Sudan, Ethiopia, Somalia xuống tới Kenya và miền bắc-trung tâm Tanzania. Ngày nay, phạm vi phân bổ của chúng bị giới hạn chủ yếu trong vùng Tanzania.
Tây Phi: (Diceros bicornis longipes) là phân loài hiếm và nguy cấp nhất. Trong lịch sử, chúng đã từng sinh sống ở khắp các xavan Tây Phi. Ngày nay, chỉ còn vài cá thể sống sót ở miền bắc Cameroon.

Sự thích nghi
Tê giác đen thích nghi với môi trường sinh sống của chúng bằng các đặc trưng sau:

Các lớp da dày bảo vệ chúng khỏi gai và các loại cỏ, lá cây sắc.
Bàn chân của chúng là lớp đệm dày để hấp thụ các loại sốc.
Môi trên được thích ứng với việc nắm giữ và túm lấy các vật thể nhằm hỗ trợ việc tìm kiếm lá cây và các loại thức ăn khác.
Tai lớn có thể xoay để định hướng nguồn âm thanh.
Mũi to và khứu giác tốt giúp chúng phát hiện ra các kẻ thù.
Hai chiếc sừng ghê gớm được sử dụng để phòng thủ và đe dọa.

Quần thể
Trong phần lớn thế kỷ 20 thì tê giác đen là loài tê giác đông đúc nhất về số lượng. Vào khoảng năm 1900 thì số lượng của chúng có thể lên tới vài chục ngàn [1] con sống ở châu Phi. Trong nửa cuối thế kỷ 20 thì số lượng của chúng đã suy giảm nghiêm trọng từ con số ước tính 70.000 [2] vào cuối thập niên 1960 xuống chỉ còn 10.000 - 15.000 vào năm 1981. Vào đầu thập niên 1990 thì số lượng đã giảm dưới 2.500 và vào năm 1995 thì người ta thông báo chỉ còn 2.410 tê giác đen còn sống sót. Theo Quỹ tê giác quốc tế, quần thể tê giác đen đã được phục hồi nhẹ tới 3.610 con vào năm 2003. Tuy nhiên, chỉ còn rất ít [3] [4] cá thể của phân loài Tây Phi còn sống ở miền bắc Cameroon.
Về Đầu Trang Go down
https://classtt.forumvi.com
H2
Minh chủ võ lâm
Minh chủ võ lâm
H2


Nam Tổng số bài gửi : 769
Age : 30
Nơi ở : Trại tạm giam
Nghề nghiệp : Sát thủ bắt chuột
Chức vụ : Thiên hạ đệ nhất bắt chuột
Registration date : 12/06/2007

Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp   Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Icon_minitimeFri Aug 10, 2007 6:58 pm

Voọc Cát Bà (còn gọi là voọc đầu vàng, voọc thân đen đầu vàng Cát Bà) (tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus) là động vật có vú thuộc bộ linh trưởng, phân bộ Haplorrhini, siêu họ Cercopithecoidea, họ Cercopithecidae, phân họ Colobinae, chi Trachypithecus, nhóm francoisi, là họ hàng gần với voọc đầu trắng ở Trung Quốc

Phân biệt
Có hai phân loài của voọc đầu trắng là poliocephalus và leucocephalus. Phân loài đầu tiên có lông trên đầu màu trắng và vàng, là voọc Cát Bà, phân loài sau là voọc có lông đầu màu trắng thuần túy, sinh sống ở Trung Quốc. Voọc Cát Bà là loài linh trưởng rất quý hiếm chỉ có trong các cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt của đảo Cát Bà, Hải Phòng với diện tích sinh sống nhỏ hơn 100 km² và có tên trong danh sách 25 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Lý do
Một số tài liệu vẫn gọi là voọc đầu trắng vì trước đây người ta chỉ biết loài voọc đầu trắng nói chung là Trachypithecus poliocephalus, sau này khi phát hiện ra voọc Cát Bà là phân loài của loài này, có đặc điểm và đặc tính không hoàn toàn giống với voọc đầu trắng Trung Quốc thì mới tách ra làm hai phân loài là poliocephalus và leucocephalus. Voọc đầu trắng cũng là loài đang gặp nguy hiểm, nhưng mức độ thấp hơn của voọc Cát Bà. [1]
Về Đầu Trang Go down
https://classtt.forumvi.com
H2
Minh chủ võ lâm
Minh chủ võ lâm
H2


Nam Tổng số bài gửi : 769
Age : 30
Nơi ở : Trại tạm giam
Nghề nghiệp : Sát thủ bắt chuột
Chức vụ : Thiên hạ đệ nhất bắt chuột
Registration date : 12/06/2007

Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp   Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Icon_minitimeFri Aug 10, 2007 6:59 pm

Lạc đà hai bướu (Camelus bactrianus) là loài động vật guốc chẵn lớn, có nguồn gốc từ vùng thảo nguyên của khu vực Đông Á. Gần như toàn bộ lạc đà hai bướu (ước tính khoảng 1,4 triệu con hiện đang sinh sống) ngày nay đã được thuần hóa, tuy vậy trong tháng 10 năm 2002 thì người ta ước tính còn khoảng 950 con vẫn sống cuộc sống hoang dã tại miền tây bắc Trung Quốc và Mông Cổ và chúng được xếp vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.

Lạc đà hai bướu trưởng thành cao trên 2 mét (7 ft) tính từ bướu trở xuống và cân nặng trên 725 kg (1.600 pao). Chúng là động vật ăn cỏ, vì thế chúng ăn các loại cỏ, lá cây, ngũ cốc và có khả năng uống tới 120 lít (32 galông Mỹ) nước một lúc. Miệng của chúng đủ khỏe và cho phép chúng ăn các loại thực vật có gai trên sa mạc.

Chúng có cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống trên sa mạc (rất nóng ban ngày, rất lạnh ban đêm và bão, gió cát); chúng có chân to và lớp da rất dày trên đầu gối và ngực, các lỗ mũi có thể mở ra khép lại, các mắt được bảo vệ bằng lớp lông dày, lông mày rậm rạp và hai hàng lông mi dài. Lớp da và lông trên cơ thể dày giữ cho chúng đủ ấm trong đêm sa mạc lạnh lẽo và cách nhiệt cho chúng trong điều kiện thời tiết khô và nóng ban ngày.

Lạc đà một bướu (Camelus dromedarius) là loài lạc đà khác duy nhất còn tồn tại, có nguồn gốc ở vùng sa mạc Sahara, nhưng ngày nay các lạc đà một bướu không còn tồn tại trong điều kiện đời sống hoang dã. So sánh với chúng thì lạc đà hai bướu có thân hình chắc chắn hơn, có khả năng chịu đựng tốt hơn sự nóng bức mùa hè trên sa mạc ở miền bắc Iran cũng như mùa đông băng giá của Tây Tạng [1]. Lạc đà một bướu thì cao và nhanh hơn, và khi có người điều khiển thì nó có thể đi được với vận tốc 13-15 km/h (8-9 dặm/h), còn lạc đà hai bướu khi chở người chỉ đi được với vận tốc khoảng 4 km/h (2,5 m/h) [

[sửa] Lịch sử
Người ta cho rằng lạc đà hai bướu được thuần hóa vào khoảng trước năm 2500 TCN, có thể là ở miền bắc Iran hoặc tây nam Turkestan. Lạc đà một bướu được cho là đã thuần hóa vào khoảng năm 4000 TCN ở bán đảo Ả Rập.
Về Đầu Trang Go down
https://classtt.forumvi.com
H2
Minh chủ võ lâm
Minh chủ võ lâm
H2


Nam Tổng số bài gửi : 769
Age : 30
Nơi ở : Trại tạm giam
Nghề nghiệp : Sát thủ bắt chuột
Chức vụ : Thiên hạ đệ nhất bắt chuột
Registration date : 12/06/2007

Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp   Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Icon_minitimeFri Aug 10, 2007 7:00 pm

Rùa mai mềm Thượng Hải hay rùa mai mềm khổng lồ sông Dương Tử (tiếng Trung: 斑鳖: ban miết) (danh pháp khoa học: Rafetus swinhoei), là một loài rùa mai mềm. Nó có thể là rùa nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Nó được liệt kê ở cấp cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ IUCN năm 2006, và là một trong những loài rùa hiếm nhất trên thế giới. Trong số 5 cá thể còn sống đã biết thì một có thể thuộc về loài riêng có danh pháp Rafetus leloii

Phân bổ
Rafetus swinhoei có thể đã từng sinh sống tại khu vực sông Dương Tử và Thái Hồ, tại khu vực ranh giới các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc; Cá Cựu tại tỉnh Vân Nam ở miền nam Trung Quốc; và sông Hồng ở miền bắc Việt Nam. Trong những năm gần đây, một cá thể của Rafetus swinhoei đã được các ngư dân bắt được tại tỉnh Hòa Bình trên sông Đà.[1].

Mẫu vật cuối cùng đã biết đánh bắt được trong tự nhiên ở Trung Quốc là vào năm 1972 tại Cá Cựu; con rùa này sau đó đã được chuyển tới vườn thú Thượng Hải[2].

Con rùa tại hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) ở trung tâm Hà Nội, Việt Nam, đã được nhìn thấy và chụp ảnh lại trong những năm gần đây [1].

Gần đây, người ta cũng cho rằng con rùa tại hồ Hoàn Kiếm là một loài riêng, với tên gọi khoa học là Rafetus leloii, tức rùa Hồ Gươm.

Nếu tính cả rùa Hồ Gươm thì hiện nay chỉ còn 5 con còn sống; trong đó 4 tại Trung Quốc: một tại vườn thú Thượng Hải, một tại vườn thú Tô Châu, và hai tại Tây Viên tự (西园寺) cũng ở Tô Châu. Con thứ năm là tại hồ Hoàn Kiếm[3], còn con thứ sáu tại vườn thú Bắc Kinh đã chết năm 2005[4].
Rafetus swinhoei đáng chú ý vì đầu dài với phần miệng giống như mõm lợn. Kích thước của nó có thể dài trên 100 cm, rộng trên 70 cm và cân nặng khoảng 120-140 kg. Mai của chúng có thể dài và rộng trên 50 cm. Đầu dài trên 20 cm và rộng trên 10 cm. Con đực nói chung nhỏ hơn con cái nhưng có đuôi to và dài hơn[3]

Mối đe dọa
Rafetus swinhoei đang trên bờ vực của quá trình tuyệt chủng do việc săn bắt vì sinh kế và việc tiêu thụ mang tính địa phương cũng như do việc sử dụngmai và xương trong y học. Đầu rùa cũng thường bị lưu giữ lại làm kỷ niệm.

Bảo tồn
Các cố gắng bảo tồn tập trung vào việc cho sinh sản các con rùa đang bị giam cầm tại Trung Quốc cũng như tìm kiếm các cá thể còn sống hoang dã. Gần đây, một thỏa thuận đã được thực hiện để chuyển con rùa cái tại vườn thú Thượng Hải sang vườn thú Tô Châu để thực hiện việc phối giống với con đực tại đó. Cũng có các cố gắng để cải thiện các điều kiện phối giống tại vườn thú Tô Châu và Tây Viên tự.
Về Đầu Trang Go down
https://classtt.forumvi.com
H2
Minh chủ võ lâm
Minh chủ võ lâm
H2


Nam Tổng số bài gửi : 769
Age : 30
Nơi ở : Trại tạm giam
Nghề nghiệp : Sát thủ bắt chuột
Chức vụ : Thiên hạ đệ nhất bắt chuột
Registration date : 12/06/2007

Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp   Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Icon_minitimeFri Aug 10, 2007 7:02 pm

Cá tra dầu (danh pháp khoa học: Pangasianodon gigas) là một loài cá nước ngọt sống trong vùng hạ lưu sông Mê Kông. Với chiều dài cho đến 3 mét và trọng lượng có thể đến 300 kg cá tra dầu có thể xem là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới được biết đến. Cá tra dầu nằm trong Sách đỏ Việt Nam và sách đỏ của IUCN, được xếp vào hạng cực kỳ nguy cấp (nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao).

Cá tra dầu có đầu to và dẹp, miệng rộng với hai râu dài ở hàm trên, vây bụng dài đến vây đuôi, vây lưng nhỏ ở phía trước. Lưng cá có màu nâu thẫm, màu ở bụng và vây nhạt hơn. Mặc dù lớn nhưng cá tra dầu chỉ ăn thực vật thủy sinh.

Trong các nước ở hạ lưu sông Mê Kông (Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam) cá tra dầu bị săn bắt nhiều nên số lượng trong tự nhiên đang giảm đi một cách đáng kể, vì thế mà tại Lào đã có lệnh cấm săn bắt loài cá này. Campuchia và Thái Lan hiện đã có kế hoạch cho các biện pháp tương tự. Ngoài ra, cá tra dầu được xem là động vật chỉ thị về tình trạng hệ sinh thái và thủy sản của sông Mê Kông nên được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đặc biệt quan tâm đến.

Giới khoa học chỉ biết đến loài cá này từ năm 1930 khi nó được "khám phá" tại một chợ cá ở Phnom Penh (Campuchia) và cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loài cá này.
Về Đầu Trang Go down
https://classtt.forumvi.com
MoonGate
Administrator
Administrator
MoonGate


Nữ Tổng số bài gửi : 526
Registration date : 11/06/2007

Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp   Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Icon_minitimeSat Aug 11, 2007 2:22 pm

tốt tốt...nhưng tao đọc hoa mắt luôn rồi....@_@
Về Đầu Trang Go down
https://classtt.forumvi.com
Sponsored content





Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp   Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Sách đỏ-Xếp hạng Cực kỳ nguy cấp
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
.:*ClassPro*:. :: Các mục linh tinh :: Học tập-
Chuyển đến